I. Bệnh Cao Huyết Áp

A. Triệu chứng

Là bệnh mà huyết áp động mạch tăng quá mức bình thường (huyết áp tối đa trên 14 cm/Hg và tối thiểu trên 9 cm/Hg). Thường người có tuổi mắc nhiều nhất.

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân do thất tình bị tổn thương, ăn uống mất điều hòa, đờm thấp và rối loạn ở Can – Tâm – Thận.

B. Món ăn

1. Rau cần tàu nấu canh

  1. Rau cần tàu: một nắm
  2. Củ năng: 7 củ
  3. Cà chua: 3 trái
  4. Hành hương: 3 tép
  5. Tỏi: 3 tép

Nấu ăn, ngày 2 lần – hạ huyết áp.

2. Cồn tỏi

Tỏi 200 g, lột vỏ, đập dập, ngâm với một lít rượu 60° trong 10 ngày, lọc, vắt, uống mỗi lần 20 – 25 giọt.

Trị như trên: Hoặc ăn 2 – 3 tép tỏi trong bữa cơm.

3. Đỗ trọng nấu uống

Đỗ trọng 3 chỉ nấu nước uống thay trà.

4. Lá kiến cò

Lá kiến cò một nắm nấu nước uống, khi huyết áp xuống thì ngưng lại.

5. Rễ nhàu

Rễ nhàu xắt nhỏ, phơi khô, sao vàng, nấu nước uống thay trà.

6. Trái hồng

Hồng chưa chín ép lấy nước, phơi khô, uống

II. Chảy máu Cam

Y học cổ truyền xếp chảy máu cam vào loại nục huyết.

A. Nguyên nhân

Do phế, vị nóng vì cảm phong nhiệt hoặc ăn cay nóng, uống rượu nhiều, hoặc thận thủy suy làm can hỏa bốc lên.

B. Món ăn

1. Hẹ

Giã nát, vắt nước uống.

2. Kinh giới

Hoa kinh giới sao đen, nấu uống.

3. Rau muống

Giã nát, vắt nước, thêm đường uống.

III. Bệnh thiếu Máu

Là bệnh mà số lượng hồng cầu trong máu ít đi, dưới mức 4 triệu/1mm’. Trường hợp nặng chỉ còn một triệu.

Chất lượng hồng cầu cũng thay đổi: to ra, bé đi, đổi hình dạng, màu sắc sẫm lại hoặc nhạt đi.

A. Triệu chứng

Niêm mạc mắt và da bệnh nhân trắng bợt, đánh trống ngực, làm việc chóng mệt, hay nhức đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, có thể bị ngất. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, ít hoặc không có.

B. Món ăn

Canh gan heo

  • Nấu với lá dâu non hoặc lá câu kỷ.
  • Trị thiếu máu, quáng gà, thị lực kém.