1. Bệnh Đau Vú:
Đau vú là bệnh thường gặp ở phụ nữ, có nhiều loại khác nhau, loại thường gặp nhất là nhũ ung mới phát.
A. Nguyên nhân: Do can khí uất kết hợp với khí nóng ở vị gây ra.
B. Món ăn:
- Đậu đỏ: Nấu lấy nước uống, đồng thời hòa bột đậu đỏ với giấm đắp lên chỗ đau.
- Củ sắn dây: Nấu nước uống.
- Lá tía tô: Nấu nước uống và giã sống đắp.
2. Bệnh Đới Hạ: Còn gọi là khí hư
A. Triệu chứng:
Ra nhiều, có khi lắn huyết, đặc dính, hơi hội, đầu váng và nặng, mỏi mệt, khát, bứt rứt, ít ngủ, tiểu tiện đỏ, đại tiện thất thường, do thấp nhiệt.
Ra nhiều, như đờm, đầu nặng xây xẩm, miệng nhạt có nhớt, ngực tức bụng đầy, thở mạnh và gấp, do đờm thấp.
Màu đỏ nhạt hoặc trong, đặc dính, dai dẳng không dứt, kinh nguyệt thất thường, tinh thần không thư thái, miệng đắng, cổ khô, mặt vàng tươi, tiểu tiện vàng, do can uất.
Trắng như lòng trắng trứng gà, lâu ngày không hết, sắc mặt sạm tối, đại tiện sệt, nước tiểu trong và nhiều lưng đau, bụng dưới đau, do thận hư.
B. Món ăn:
- Rau om: Giã nát với đường, muối, vắt lấy nước, phơi sương 15 phút, uống. Hoặc phơi khô, nấu uống thay trà
- Trứng gà: Chọc thủng một lỗ ở đầu trứng, cho vào 1 g bột Lưu hoàng, bọc giấy ướt, nướng chín, ăn với một chút rượu.
- Mai mực: Tẩm rượu, sao khô, tán bột, uống 6 g với nước gừng nấu sôi.
- Me chua đất: Phơi trong mát, tán nhỏ, uống 6 g với rượu.
- Đậu ván trắng: Sao, tán bột, uống 6 g với nước cơm trắng trứng gà vào, uống.
- Rau sam: Giã nát, vắt lấy nước, đun sôi, cho lòng
- Nấm mèo cây dâu: Thái nhỏ nấu với rượu, uống.
- Nhân hạt bí đao: là Sao, tán bột, uống 15 g với nước cơm lúc đói.
3. Bệnh Kinh Nguyệt không đều:
Kinh tới trước kỳ hoặc sau kỳ, hoặc trước sau không nhất định, lượng quá nhiều hay quá ít, sắc bầm hay đen, chất lỏng hay thành hòn cục.
Có đau bụng hay không đau, mệt mỏi, đều gọi là kinh nguyệt không đều.
A. Nguyên nhân:
Do huyết nhiệt hoặc huyết hàn, khí hư hoặc huyết hư, huyết ứ hoặc khí ứ.
B. Món ăn:
- Rau má: Lấy vào mùa hè. Phơi khô, tán bột, uống 4g lúc sáng sớm, bụng đói.
- Gan heo nấu cháo đậu xanh: Trộn gạo nếp với gạo tẻ theo tỷ lệ 1:2, vo đãi sạch để táo nước. Đậu xanh xay, ngâm nước, đãi sạch vỏ. Cho đậu xanh, gạo vào nước lạnh đun sôi, đậy nắp kín, cho ti nhỏ lửa độ 2 giờ, khi gạo nở đều nhừ, thì cho gan heo vào khuấy đều, múc ra chến ăn. Trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh.
- Củ riềng và nghệ đen (mua ở tiệm thuốc Bắc) Hai thứ bằng nhau, sao, tán bật, mỗi lần uống 6g i rượu. Trị kinh nguyệt không đều, khí huyết hư.
- Hẹ: Giã nát vắt lấy nước hòa với rượu mà uống, trị khi hư huyết trệ làm đau bụng kinh.
4. Bệnh Bế kinh:
Đang hành kinh bình thường đột nhiên bế kinh, mà không phải có thai.
A. Nguyên nhân:
Do huyết hư, tỳ hư hoặc huyết trệ, ứ.
B. Món ăn:
- Sứa: Nấu nước uống.
- Đậu ván trắng: Sao vàng tán nhỏ uống một muỗng cà phê với nước cơm ngày 3 lần.
- Hạt cải trắng: Tán nhỏ uống một muỗng cà phê với rượu, lúc đói.
- Nghệ đen: Sấy khô tán bột, hòa với nước, uống.
5. Bệnh Rong kinh:
Không phải ngày có kinh, mà đột nhiên máu ra, nhiều gọi là băng. Máu ra từ từ mà dai dẳng lâu ngày gọi là rong.
A. Nguyên nhân:
Do hai mạch Xung và Nhâm bị tổn thương, không thu liễm được huyết. Hoặc do can tỳ mất chức năng giữ lấy huyết.
B. Món ăn:
- Cỏ mực: Tươi, giã nát vắt nước uống. Hoặc cỏ mực khô sao đen nấu uống. Có thể thay bằng lá ngải cứu, hoặc hoa kinh giới, hoặc bẹ móc, hoặc bông nến đốt thành than, tán nhỏ, uống với nước tiểu trẻ con.
- Đậu đen: Nấu uống với than bột ngải cứu.
- Lá đậu ván tía: Giã giập, hòa với nước sôi, uống nguội.
- Thịt heo trộn lọ nồi: Thịt heo luộc chín, lọ nồi đun lửa nhỏ, sao nóng, giã. Rây, trộn với thịt heo mà ăn.