I. HO

Ho chủ yếu ở phổi, nguyên nhân do ngoại cảm (phong hàn, thử, thấp, táo, hỏa) hoặc do ngoại thương (thất tình, uất kết, âm hư, hỏa bốc, tỳ hư, đàm thấp) tác động đến phổi.

A. Triệu chứng

  1. Do phong hàn: Ho có đờm loãng, kèm nhức đầu, nghẹt mũi, ngứa cổ, tiếng nói nặng, rêu lưỡi trắng mỏng.
  2. Do phong nhiệt: Ho có đờm, miệng khô, họng đau, rêu lưỡi vàng mỏng.
  3. Do táo khí: Ho khan, mũi khô, họng ráo, đầu lưỡi đỏ.
  4. Do đàm thấp: Ho có nhiều đờm, dễ khạc, ăn uống kém, rêu lưỡi nhờn.
  5. Do khí nghịch: Ho khan, sát đờm, họng khô và ngứa, rêu lưỡi vàng mỏng.

B. Món ăn

1. Cháo ô mai


Ô mai1 trái

Trứng gà1 cái

Gừng sống3 lát

Gạo tẻvừa đủ.

B. MÓN ĂN
Nấu cháo chín rồi thêm vào 1 chén sữa bò tươi, ăn.

Trị ho tức ngực.

2. Cháo tô tử

  • Hạt tía tô 5 chỉ
  • Gạo tẻ vừa đủ.

Hạt tía tô nghiền với nước, lọc lấy nước cốt, cho gạo vào nấu cháo, ăn. Trị ho hụt hơi.

3. Cháo hạt kê

• Hạt kê 40 g

Mía ép lấy nước cốt vừa đủ đế nấu cháo, ăn 2 lần trong ngày.

Trị ho khô miệng.

4. Cháo rễ dâu

• Vỏ rễ dâu (tang bạch bì): 5 chỉ

• Rễ cỏ tranh: 5 chỉ.

Nấu lấy nước, bỏ bã, thêm gạo tẻ vào nấu cháo, ăn.

Trị ho đàm.

5. Canh cải soong

• Thịt nạc heo: 100 g

• Cải soong: 200 g

• Muối, tiêu, đường, hành, ngò.

Bằm thịt, ướp củ hành, tiêu, muối, nấu nước khoảng 2 tô, khi sôi, bỏ thịt vào vớt bọt. Cải soong gắp vào tô, khi ăn múc thịt và nước ra tô, thêm hành ngò.

6. Củ cải hầm

  1. Sườn non: 300g
  2. Củ cải: 20 củ
  3. Hành lá

Sườn non rửa sạch, chặt từng miếng vuông, ướp muối, củ hành và bột ngọt. Củ cải gọt vỏ cắt tròn, rửa sạch. Nấu sườn độ nửa giờ, vớt bọt, cho củ cải vào hầm. Trị ho đờm.

7. Canh hẹ

  • Hẹ: 100 g
  • Thịt nạc heo: 100 g
  • Tim heo: 1 cái
  • Đậu hũ: 200 g
  • Muối, nước mắm, bột ngọt, hành khô.

Thịt và tim heo rửa sạch, thái mỏng, ướp nước mắm, hành khô băm nhỏ. Đậu hũ rửa sạch thái vuông. Hẹ rửa sạch cắt khoảng 3 cm.

Nấu sôi nước nêm vừa ăn, thả đậu hũ vào, rồi cho tiếp thịt, tim vào, cho hẹ sôi trở lại, ăn nóng. Trị ho, đau họng, đau ngực.

8. Canh trái bom (táo):

Trái bom nấu canh với Nam hạnh, Bắc hạnh, và thịt nạc heo. Trị ho rát cổ.

9. Canh Địa hoàng

Thịt heo nạc nấu canh với Thục địa, Sinh địa, Bích hợp, Phục linh và Thạch hộc. Trị ho lâu.

10. Canh lá sống đời

Hái 7 lá sống đời lúc sáng sớm, thái nhỏ, nấu với thịt heo đùi.

Trị ho nám phối.

11. Bo bo nấu đường

Nấu chè bo bo (ý dĩ) ăn, trị ho ra máu mủ.

12. Nước gừng

  • Gừng: 1 củ
  • Sả: 1 củ.

Giã lấy nước cốt, thêm đường uống. Hoặc già gừng lấy nước cốt, nấu với mật ong uống. Trị ho.

13. Nước chanh:

Cắt 1 trái chanh giấy, vắt lấy nước, pha đường phèn, phơi sương 1 đêm, uống. Trị ho.

14. Tỏi:

Ngứa cổ: Tỏi 7 tép, nướng chín ăn 2 lần 1 ngày. Trị ho khan,

15. Nước ngó sen và lê:

Uống nước ngó sen và lê, trị ho khan.

16. Hoa đu đủ đực:

Chưng với đường lấy nước uống.

17. Trứng gà

Đập nứt vỏ, ngâm nước tiểu trẻ em trong 3 – 4 ngày, mỗi ngày thay nước, rồi luộc ăn. Trị ho hen kinh niên.

18. La hán quả

Nấu canh với thịt heo, ăn. Trị ho nhiều đờm.

19. Mật ong

Ăn trái lê chấm mật ong, trị ho lâu, âm hư, phế táo.

II. HO GÀ

Đây là một loại ho đặc biệt, có tính truyền nhiễm, thường có ở trẻ em.

A. Triệu chứng

Ho từng cơn, từng hồi, sau có tiếng rít như gà kêu, dai dẳng lâu khỏi.

a. Thời kỳ sơ phát

Ho từ nhẹ đến nặng, từ ít đến nhiều, ban đêm ho nhiều hơn, kèm theo nghẹt mũi, chảy nước mũi.

b. Thời kỳ giữa

Ho kịch liệt, phải mửa ra đờm dãi, nặng quá thì xuất huyết ở mắt, mũi, miệng.

c. Thời kỳ cuối

Cơn ho giảm, mỏi mệt, hơi ngắn, tiếng yếu, ra mồ hôi, khát nước, thỉnh thoảng có sốt cơn.

B. Món ăn

1. Nước tỏi

Tỏi 40 g giã nhỏ, ngâm 100 ml nước sôi trong 24 giờ, lọc trong, uống mỗi lần 10 – 20 ml hòa với đường kính* mỗi ngày 2, 3 lần. Trị ho gà trong thời kỳ đầu.

2. Mật heo

  • Mật heo: 1 cái
  • Bán hạ: 40 g.

Trộn lại, sao vàng, tán nhỏ, uống 1 g với nước đun sôi, ngày 3 lần sau khi ăn. Trị ho gà chung 3 thời kỳ.

3. Phổi heo

  • Phổi heo 1 bộ nấu chín, xắt nhỏ
  • Bo bo (Ý dĩ) sao, tán bột
  • Phối heo chấm bột bo bo mà ăn.

Trị ho khạc ra mau.

4. Củ nén

Nén 7 củ đâm dập, chưng với đường phèn, uống mỗi lần 1 muỗng, ngày 3 – 4 lần.

III. LAO PHỔI

Lao phổi là bệnh rất dễ lây nhiễm, do đó cần gìn giữ phép vệ sinh tối đa.

A. Triệu chưng

Họ, khạc ra máu, sốt hâm hấp, ra mồ hôi trộm và gầy yếu.

B. Món ăn

1. Cháo bo bo

Bo bo 1 chén, nấu cháo ăn buối sáng; bệnh nặng có thể ăn 2 – 3 lần mỗi ngày.

2. Trứng gà

Trứng gà 1 quả, đập lấy lòng đỏ, cho vào sữa bò nóng mà uống. Hoặc nấu với nước cốt thuốc giòi, thêm mật ong hay đường phèn, uống vào buổi điểm tâm sáng.

3. La Hán quả:

  • La hán quả: 20 g
  • Hạ khô thảo: 12 g

Nấu uống.

4. Chè lê:

  • Tuyết lê 1 quả
  • Bách hợp 15
  • Đường phèn vừa đủ.

Lê rửa sạch cắt nhỏ nấu với bách hợp, rồi thêm đường vào mà ăn.

8. Nước Hoài sơn:

Hoài sơn nấu nước uống thay trà.