Khi một con muỗi cái đốt bạn (chúng sử dụng máu người để nuôi lớn các trứng, nên muỗi đực không có lí do gì để đốt người), nó tiêm nước bọt phía dưới da của bạn.

Nước bọt này chứa các chất chống đông tụ để muỗi dễ dàng hút máu của bạn hơn.

Với tất cả các bệnh bạn có nguy cơ mắc phải từ muỗi, bao gồm cả bệnh do virus Zika và sốt xuất huyết, lựa chọn lí tưởng nhất tất nhiên là bạn phải tránh được việc bị muỗi đốt trước tiên.

Bạn có thể thử những cách dưới đây để làm dịu vết muỗi đốt:​

1. Chườm ấm

Bên cạnh giảm ngứa do muỗi đốt với đá, bạn cũng có thể chườm vết đốt bằng một miếng khăn ấm sạch tối đa 10 phút mỗi lần. Lưu ý rằng phương pháp này không được khuyến khích với vết thương hở.

2. Mật ong

Đặc biệt phổ biến trong chữa ho và viêm họng, mật ong còn được sử dụng để giảm ngứa do muỗi đốt nhờ tác dụng kháng khuẩn và chống viêm mạnh.

Bằng cách nhỏ một giọt mật ong vào vết muỗi đốt, tình trạng viêm sẽ được giảm nhẹ. Tuy nhiên cần lưu ý là hạn chế gãi nếu không muốn mật ong “loang lổ” trên da bạn.

3. Nha đam​

Cũng là một loại thực phẩm phổ biến trong nhiều gia đình Việt, giờ đây bạn có thể thêm một công dụng khác của nha đam vào các mẹo vặt tại nhà đó là giảm ngứa do muỗi đốt. Nha đam giúp vết đốt dịu nhanh hơn, điều mà nó làm tương tự với vết bỏng.

Chỉ cần cắt một miếng nha đam cỡ nhỏ và bôi lớp gel lên vùng da bị muỗi đốt, để gel khô tự nhiên và bôi lại nếu vẫn cảm thấy ngứa.

4. Baking soda​

Baking soda có vô số ứng dụng từ làm nguyên liệu nấu ăn tới vệ sinh dụng cụ. Baking soda còn được ứng dụng để giảm vết muỗi đốt.

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn pha bột baking soda với nước sao cho tạo thành một hỗn hợp dạng sệt rồi bôi lên vết ngứa, để khô trong khoảng 10 phút rồi rửa sạch.

5. Cây húng quế​

Cây húng quế với mùi dầu thơm đặc trưng không chỉ giúp hương vị món ăn thơm ngon hơn mà còn giúp giảm ngứa do muỗi đốt hiệu quả.

Với lá húng quế tươi, bạn chỉ cần vò nát vài lá rồi xoa lên vết đốt. Nếu chỉ có lá húng quế khô, bạn có thể đun sôi nước, cho một ít lá húng khô vào rồi đợi nguội, nhúng khăn sạch vào nước này rồi lau nhẹ lên vết muỗi đốt. Một số người có thể bị kích ứng với húng quế, nếu cảm thấy da ngứa hơn hoặc sưng tấy nghiêm trọng, hãy dừng lại và thăm khám bác sĩ.

6. Giấm giúp khử trùng​

Từ xa xưa, giấm được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để hỗ trợ nhiều bệnh lý, từ nhiễm trùng tới các tình trạng đường huyết.

Giấm cũng có thể giúp giảm nhẹ vết muối đốt chỉ với một giọt nhỏ, cảm giác châm chích và nóng ngứa do muỗi gây ra sẽ thuyên giảm.

Ngoài ra, giấm cũng hoạt động như một chất khử trùng tự nhiên nếu bạn gãi liên tục khiến vùng da bị trầy xước.

Bằng cách ngâm một chiếc khăn mỏng trong nước lạnh pha giấm rồi đắp lên vết đốt hoặc nếu vùng da bị muỗi đốt lớn hơn, hãy thử ngâm trong bồn nước ấm pha giấm khoảng 20 phút để thấy sự thay đổi.

7. Hành tây​

Hành tây giúp giảm ngứa và kích ứng khi bị muỗi đốt nhờ đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm tự nhiên. Cắt lát hành tây và bôi lên vết đốt trong vài phút rồi rửa sạch lại bằng nước sạch, tình trạng ngứa sẽ thuyên giảm.

8. Dầu bạc hà​

Dầu bạc hà phổ biến trong nhiều phương thuốc giảm ngứa nhờ tác dụng làm mát và kháng viêm hiệu quả của nó.

Một cách đơn giảm để giảm ngứa do muỗi đốt tại nhà là bôi dầu bạc hà đã pha loãng lên vết đốt hoặc thêm vào nước ấm để ngâm. Tuy nhiên, bạc hà có thể không phù hợp để sử dụng cho trẻ nhỏ.

9. Dầu tía tô đất/bạc hà chanh (Lemon balm)​

Dầu bạc hà chanh có nguồn gốc từ Châu Âu và Trung Á, là một loại thực vật thuộc họ bạc hà có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Theo Healthline, có nhiều bằng chứng cho thấy dầu bạc hà chanh có thể giúp giảm ngứa và khó chịu đối với nhiều tình trạng da khác nhau, từ vết muỗi đốt tới bệnh vẩy nến và mụn rộp sinh dục (herpes sinh dục) nhờ hợp chất tannin và polyphenol có tác dụng giảm viêm, tăng tốc độ chữa lành và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Bạn có thể thử bôi trực tiếp lá tía tô đất vào vết ngứa sau khi vò nát lá hoặc mua kem bôi giảm ngứa có chứa thành phần bạc hà chanh.

10. Trà hoa cúc​

Dầu từ hoa cúc có thể giúp giảm ngứa và viêm nên có thể ứng dụng để giảm ngứa do muỗi đốt. Bạn có thể thực hiện tại nhà bằng cách dùng túi trà ngâm trong nước bỏ vào tủ lạnh khoảng 30 phút rồi bôi lên vết đốt trong 10 phút, sau đó rửa lại với nước sạch.

Dù hiếm gặp nhưng một số người nhạy cảm có thể dị ứng với họ hoa cúc. Nếu có phản ứng dị ứng xảy ra, hãy ngừng bôi và thăm khám bác sĩ.

11. Tỏi​

Tỏi là một loại thực phẩm tự nhiên, được sử dụng trong các bài thuốc cho bệnh tim đến huyết áp cao. Dùng tỏi bôi lên vết côn trùng cắn để giảm bớt khó chịu mà một trong những cách giảm ngứa do muỗi đốt tại nhà.

Lưu ý, không được bôi trực tiếp tỏi lên vết đốt mà cần trộn cùng kem dưỡng da rồi mới bôi để tránh kích ứng. Để yên trong 10 phút và rửa lại với nước sạch và đắp khăn mát.

Khi nào cần lo lắng về vết muỗi đốt?​

Nhiều vết muỗi đốt chỉ gây ra phản ứng ngứa và sưng nhẹ nhưng trong một số trường hợp thì muỗi đốt có thể gây ra các triệu chứng dị ứng với các protein trong nước bọt muỗi nghiêm trọng, đe dọa tới tính mạng và cần cấp cứu khẩn cấp (được gọi là hội chứng Skeeter).

Hội chứng skeeter được đặc trưng bởi các dấu hiệu viêm, bao gồm sưng, nóng, mẩn đỏ và ngứa hoặc đau. Những người mắc hội chứng skeeter thường bị sưng và đỏ từ một vết muỗi cắn.

Một số trường hợp khác được mô tả trong tài liệu y khoa cho thấy các phản ứng này rất nghiêm trọng, cụ thể họ gặp các triệu chứng như khuôn mặt có thể phồng lên, mắt có thể sưng lên và toàn bộ chân tay có thể bị đỏ và sưng.

Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, muỗi đốt có thể gây bầm tím và phồng rộp. Một số người cũng có thể bị sốt hoặc nôn mửa hoặc khó thở.

Có thể khó để phân biệt sự khác biệt giữa người bị phản ứng hội chứng skeeter và người bị nhiễm trùng da bởi cả hai tình trạng này đều có thể gây đỏ, sưng và đau và cả hai đều có vết cắn.

Nhưng trong khi nhiễm trùng da thường xảy ra vài ngày sau khi bị cắn hoặc bị thương thì các triệu chứng của hội chứng skeeter xảy ra ngay lập tức.

Tuy nhiên, những người mắc hội chứng skeeter có nguy cơ phát triển nhiễm trùng cao hơn vì họ có nhiều khả năng trầy xước vết cắn và có vết thương lớn hơn chữa lành.

Vì vậy, nếu bạn bị sốt sau khi bị muỗi đốt hoặc nếu vết cắn có vẻ trở nên to hơn hoặc bị viêm hơn và không đỡ hơn sau vài ngày, hãy đi khám bác sĩ để loại trừ nhiễm trùng.