Khi sử dụng thủ thuật này, mấu chốt là bạn gắn sự nghi ngờ vào một điều mà bạn biết chắc chắn là đúng, nhưng hoàn toàn không liên quan tới người bị nghi ngờ.
Nếu người đó cố tình che giấu hay bác bỏ sự thật mà bạn đã biết chắc chắn, bạn đã có câu trả lời cho mình.
Còn nếu người đó biết sự thật nhưng lại không nhìn ra mối liên hệ tới sự việc, thì sự nghi ngờ của bạn là không có cơ sở.
Hãy xem ví dụ dưới đây:
Henry nghi ngờ bạn gái nghiện rượu. Anh biết Elaine hay ăn keo cao su sau khu dùng bữa, một thói quen không liên quan lắm đến nghiện rượu (và thậm chí còn là một thói quen tốt).
Anh có thể nói như sau: “Anh có đọc được một tài liệu nói rằng có thể nghiên rượu thường có xu hướng nhai kẹo cao su sau khi ăn”.
Trong trường hợp Elaine đúng là người nghiện rượu, anh ta sẽ nhận thấy cô không thoải mái và có lẽ sẽ chọn cách không ăn kẹo cao su sau bữa ăn nữa.
Thực ra cô không có lí do gì để phải từ bỏ thói quen thường ngày của mình nếu không phải thói quen đó làm cô bất lợi. Ngoài ra, cô cũng không có lí do gì để nghi ngờ tính xác thực trong câu nói của bạn trai.
Cô có thể nghĩ: “Oái, đó chính xác là những gì mình làm.”
Tuy nhiên, nếu không phải cô là kể nghiện rượu, cô có thể nói với Henry rằng mình có thói quen ăn uống như vậy, nên tài liệu có thể không hoàn toàn đúng.
Dĩ niên, cô có thể sẽ bỏ thói quen này để tránh việc khiến bạn trai hiểu nhầm cổ uống rượu, dù thực tế cô không hè uống nhiều.
Thông thường trong trường hợp này, cô gái sẽ không phủ nhận thối quen tốt của mình và phản bác lại “tài liệu” của bạn trai để chứng minh tài liệu đó hoàn toàn không đúng.