Sự thay thế luân phiên giữa Âm và Dương diễn ra theo một quá trình biến đổi liên tục. Mỗi ngày luôn có 5 giai đoạn năng lượng hay còn gọi là ngũ hành (năm sự vận động) vận hành luân phiên. Vào buổi sáng, khi Dương trồi dậy và đạt cực thịnh vào giữa trưa trước khi nó giảm dần và nhường chỗ cho khi âm để rồi khi âm sẽ tăng đến trạng thái cực thịnh vào giữa đêm. Tên của ngũ hành tượng trưng cho cho bản chất động lực mà chúng đại diện.

Mỗi hành sinh hoặc tạo ra hành kế tiếp theo một trật tự rõ ràng: hành mộc sinh/tạo ra hành hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, và kim đến lượt nó lại sinh thủy, rồi thủy lại sinh mộc trong một vòng tuần hoàn vĩnh cửu. Trong năm giai đoạn này còn có cả sự tương sinh và tương khắc. Mỗi một hành lại có thể tương sinh/tương khắc một hành khác: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc và chu trình cứ thế lặp lại.

Quá trình này giải thích mối quan hệ sinh hóa giữa tạng và phủ, giữa con người và tự nhiên. Sự sống chính là sự vận động (hành), và sự vận động cần phải được điều chỉnh và kiểm soát. Nếu một hành tăng hay giảm quá mức sẽ gây ra sự nhiễu loạn mất cân bằng tổng thể.

Đông y kết nối mỗi tạng và phủ với một nguyên tố phân chia theo hành:

  • Gan (Can) và Túi mật (Đởm) thuộc về hành Mộc.
  • Tim (Tâm) và Ruột non (Tiểu trường) thuộc về hành Hỏa.
  • Lá lách/tụy (Tỳ) và Dạ dày (Vị) thuộc về hành Thổ.
  • Phổi (Phế) và Ruột già (Đại trường) thuộc về hành Kim.
  • Thận (Cật) và Bọng đái (Bàng quang) thuộc về hành Thủy.

Các nguyên nhân gây bệnh chủ yếu theo Đông Y

Theo Đông y, bệnh tật là kết quả từ sự mất cần bằng ảnh hưởng đến một hoặc một vài tạng hoặc phủ, và từ sự mất cân bằng trong mạng lưới liên hệ của các kênh năng lượng (hệ thống kinh mạch), Hiện tượng này có thể là do tình trạng khi bi suy nhược, Khí quá vượng hoặc khí bị tắc nghẽn. Những tình trạng mất cân bằng này có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng có thể liên quan đến khí hậu (các nguyên nhân từ bên ngoài: phong (gió), hàn (lạnh), thấp (độ ẩm), hỏa (nóng), táo (khô) hoặc do cảm xúc (đây là các nguyên nhân bên trong: tức giận, đau khổ, buồn bã, hoảng loạn, sung sướng, lo lắng hoặc sợ hãi). Ngoài những yếu tố kể trên còn có các nguyên nhân khác như tình trạng căng thẳng, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, vết thương…

“Bệnh tật là kết quả từ sự mất cân bằng ảnh hưởng đến một hoặc một vài tạng hoặc phủ, và từ sự mất cân bằng trong mạng lưới liên hệ của các kênh năng lượng (hệ thống kinh mạch)”.

Giữa vô vàn các nguyên nhân xuất phát từ bên ngoài, Đông y coi phong là một trong những nguyên nhân gây bệnh chủ chốt. Nó có mối liên hệ với Can, hướng Đông, mùa xuân và yếu tố thuộc về mộc. Phong có rất nhiều phương diện và nét tương đồng với tất cả các dạng khí tiêu cực gây bệnh tật. Các dạng khi này khi kết hợp cùng bất kỳ trạng thái mất cân bằng Âm hoặc Dương nào cũng sẽ gây bệnh. Phong có thể cùng tồn tại với các yếu tô hàn, thấp, nhiệt hoặc táo. Phong cũng vô cùng cơ động, nó có thể kết hợp cùng với các yếu tố gây hại khác để tấn công cơ thể (các hội chứng từ bên ngoài như phong-hàn, phong-hàn-thấp, phong-nhiệt và phong-táo). Phong mang tính Dương. Nó tấn công vào phần trên của cơ thể (đầu, mặt, cổ và da). Phong có thể gây ra nhiều triệu chứng: cảm lạnh, đau đầu và các cơn đau chuyển như thấp khớp, run rẩy, co giật, co thắt, hoa mắt chóng mặt và mất cân bằng. Phong có thể biến đổi. Điều này tương tự như đặc tính cơ bản của gió trong tự nhiên, phong di chuyển theo các hướng khác nhau và thay đổi đột ngột với những dao động nhanh và bất ngờ.
Ví dụ: nó có thể gây ra tình trạng kích ứng da không theo vị trí cố định nào cả. Tình trạng nội phong có liên quan đến sự mất cân bằng ở can, với các triệu chứng run, mất thăng bằng, hoa mắt chóng mặt, co cứng, co thắt và co giật.